Giá cả luôn là một yếu tố có tác động to lớn tới hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định mua hàng của khách. Trong lĩnh vực bán lẻ, đặc biệt là thời trang, giá cả đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi shop lại có những chiến lược về giá riêng cho mình. Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm một cách định giá sản phẩm bán lẻ tối ưu nhất cho hệ thống kinh doanh của mình thì đừng bỏ qua top 7 cách định giá được chia sẻ dưới đây nhé.
Với nhiều mặt hàng nhà cung cấp chính thức mặt hàng đó sẽ đưa ra một mức giá bán lẻ đề xuất cho đại lý. Mức giá này được đưa ra tránh các đại lý, nhà phân phối làm giá đi lệch quá xa chiến lược về giá của họ. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực thời trang, bạn có thể sử dụng mức giá được xưởng đề xuất.
Ưu điểm của giá bán lẻ này là sát với nhu cầu của thị trường, xưởng đã có kinh nghiệm sản xuất và phân phối sản phẩm nên giá không quá xa so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, có thể mức giá này sẽ chưa thực sự phù hợp với chiến lược kinh doanh của cửa hàng bạn.
Cách định giá bán lẻ bằng cách cộng thêm phần lợi nhuận bạn mong muốn được nhiều đơn vị áp dụng. Công thức áp dụng đơn giản, chỉ cần cộng vào giá vốn phần trăm lợi nhuận hay số tiền lợi nhuận cụ thể mà bạn mong muốn. Là người kinh doanh, tất nhiên ai cũng mong muốn có được một mức lãi cao nhất. Vậy nhưng giá quá cao cũng là rào cản khiến khách hàng ngần ngại.
Thiết lập nhiều mức giá bán lẻ cho cùng một sản phẩm là giải pháp kích cầu khách hàng hiệu quả. Với mỗi điều kiện khác nhau sẽ áp dụng mức giá khác nhau. Chẳng hạn, khi mua một sản phẩm sẽ được hưởng giá X, mua với giá đơn trên 500k sẽ được mức giá y thấp hơn giá X. Thiết lập các mức giá này sẵn sẽ rất thuận tiện để xây dựng các chương trình khuyến mãi khác nhau.
Mức giá chiết khấu cũng là cách định giá có hiệu ứng thúc đẩy quyết định mua hàng của khách nhanh chóng. Các chương trình khuyến mãi, trợ giá, sales trong dịp lễ luôn khiến cho khách hàng thích thú.
Chiến lược bán lẻ này được nhiều cửa hàng, shop kinh doanh thời trang online áp dụng và đã mang lại hiệu quả tốt. Tâm lý chung của khách hàng là muốn được hưởng nhiều ưu đãi, được hỗ trợ về giá, quà tặng, miễn phí ship nên mức giá chiết khấu này sẽ là lựa chọn giúp cửa hàng của bạn mang về doanh thu tốt.
Dựa trên mức giá của các đối thủ cạnh tranh về cùng một mặt hàng để thiết lập mức giá cho riêng mình là bản chất của cách định giá này. Các mặt hàng thời trang, đặc biệt là khi mua online, khách hàng thường có xu hướng so sánh giá giữa các shop với nhau để chọn mức giá thấp hơn.
Bạn có thể thiết lập một mức giá thấp hơn để cạnh tranh với đối thủ. Lưu ý là mức giá không nên thiết lập quá thấp so với giá của đối thủ cạnh tranh để xoá tan sự nghi ngờ của khách hàng về sản phẩm. Cách định giá này phù hợp với shop đang triển khai chiến lược cạnh tranh về giá.
Vẫn là một chiến lược về giá, nhưng thay vì định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh thì bạn thiết lập mức giá cao hơn. Chiến lược chú trọng vào chất lượng sản phẩm, tạo thêm giá trị gia tăng từ trải nghiệm mua hàng, chế độ chăm sóc khách hàng để xây dựng niềm tin từ khách hàng. Khi làm rõ được giá trị gia tăng bạn mang lại thì việc khách hàng xuống tiền sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Không phải cứ giá rẻ là thu hút được khách hàng, chính lợi ích bạn mang lại là yếu tố quyết định điều đó.
Với một số doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thời trang ổn định, họ sẽ xây dựng cho mình chiến lược định giá riêng. Dựa vào rất nhiều yếu tố như giá vốn, thương hiệu, giá thị trường, kênh bán mà một sản phẩm được định giá bài bản, có kế hoạch. Hầu hết các đơn vị tự sản xuất sản phẩm, có thương hiệu sẽ áp dụng cách định giá này.
Trên đây là 7 cách định giá sản phẩm thời trang cơ bản, được ứng dụng nhiều trong thực tế. Bắt đầu hoạt động kinh doanh thời trang bán lẻ hay bán buôn thì những chiến lược này cũng có thể sử dụng. Nghiên cứu, thử nghiệm và tìm ra cho mình phương pháp phù hợp nhất bạn nhé!
Trustsales phần mềm bán hàng đa kênh miễn phí
Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh, quản lý bán hàng online